Sơ cứu khi trẻ đuối nước
Thứ năm - 16/10/2014 04:34
Mỗi khi mùa hè đến, nhiều gia đình thường tổ chức cho con em đi nghỉ mát, tắm biển còn các em học sinh thì hay rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ... nên rất dễ xảy ra tai nạn đuối nước.
Sau đây là những bước sơ cứu khi gặp trẻ đuối nước:
Ngay khi đưa được nạn nhân lên bờ phải tiến hành ngay các bước sơ cứu như sau:
Bước 1: Lay gọi nạn nhân và kêu giúp đỡ.
Nếu nạn nhân không đáp ứng với việc lay gọi thì cần thực hiện ngay bước 2 đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Bước 2: Thông đường thở và hô hấp nhân tạo
Đặt nạn nhân ở tư thế ngửa đầu và nâng cằm nạn nhân.
Áp mặt sát vào mũi nạn nhân để cảm nhận hơi thở từ mũi và quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu nạn nhân không thở và lồng ngực không nhấp nhô thì cần hô hấp nhân tạo ngay.
DThổi ngạt 2 lần có hiệu quả sao cho khi thổi vào thì lồng ngực nạn nhân nhô lên.
Bước 3: Bắt mạch đánh giá tình trạng ngưng tim
Đối với trẻ s thì bắt
Nếu có mạch trung tâm thì tiếp tục thổi ngạt.
Không có mạch trung tâm trong vòng 10 giây thì có ngưng tim. Tiến hành bước 4.
Bước 4: Ấn tim ngoài lồng ngực
Vị trí và kỹ thuật ấn như sau:
Đối với trẻ dưới 1 tuổi:
Vị trí: Xương ức, dưới đường nối 2 vú một khoát ngón tay.
Kỹ thuật: Ấn bằng 2 ngón cái hoặc 2 ngón tay và ấn sâu 1 - 2 cm
Đối với trẻ từ 1-8 tuổi:
Vị trí: trên mấu xương ức 1 khoát ngón tay
Kỹ thuật: Dùng 1 bàn tay ấn sâu 2 - 3 cm.
Đối với trẻ >8 tuổi:
Vị trí: trên mấu xương ức 2 khoát ngón tay
Kỹ thuật: Dùng 2 bàn tay ấn sâu 2 - 3 cm.
Cách phối hợp ấn tim và thổi ngạt như sau:
Tỉ lệ ấn tim/thổi ngạt là: 3/1 đối với trẻ sơ sinh và 15/2 đối với trẻ > 1 tháng tuổi.
Nếu có 2 người: người ấn tim đếm lớn để người thổi ngạt nghe phối hợp .
Tiến hành thổi ngạt, ấn tim và đánh giá lại sau 2 phút bằng cách quan sát di động lồng ngực và bắt mạch trung tâm:
Nếu mạch trung tâm rõ, đều nghĩa là tim đập lại thì ngưng ấn tim, tiếp tục thổi ngạt.
Nếu có di động lồng ngực nghĩa tự thở thì ngưng thổi ngạt.
Nếu bệnh nhân vẫn còn ngưng thở ngưng tim phải tiếp tục ấn tim thổi ngạt.
Việc sơ cứu vẫn phải tiếp tục trên đường chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu.
Những việc lưu ý không nên làm trong quá trình sơ cứu đuối nước?
Không được chậm trể trong việc cấp cứu người bị đuối nước như đợi cho đầy đủ các phương tiện cấp cứu mới thực hiện sơ cứu hay cố tìm cách lấy nước trong phổi nạn nhân ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút là đã có nguy cơ chết não. Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài còn nếu là nước ngọt thì nước sẽ tự hấp thụ vào hệ tuần hoàn do hiện tượng thẩm thấu.
Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.
Để phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh, người chăm sóc cần thực hiện những gì?
Đề phòng tai nạn đuối nước các bậc phụ huynh, người chăm sóc và các em học sinh cần quan tâm đến công việc sau đây:
Không cho trẻ đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm;
Khi trẻ đang bơi, phải giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện…
Nên rào quanh ao, hố nước, hố sâu, hố vôi đang tôi để tránh các em khi chơi đùa bị ngã, rơi xuống hố;
Ở vùng sông nước cần làm cửa chắn và rào quanh xây nhà;
Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào;
Nên lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng;
Làm nắp đậy chắc chắn, an toàn cho giếng, bể nước, chum vại;
Nên có người lớn đưa trẻ đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông
Mặc áo phao cho trẻ khi đi thuyền;
Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).
Tác giả bài viết: (Theo t4ghcm.org.vn)