Bố mẹ thường không để ý đến lời nói của mình, khi trẻ bị chê, trẻ chỉ nghĩ đến một điều duy nhất “Mình là đứa chẳng ra gì” và như thế, bạn đã không cho trẻ một cơ hội để thay đổi.
“Con kém cỏi hơn bạn”
Đôi khi sự so sánh con với bạn khiến trẻ cảm thấy mình tủi thân, không bằng bạn. Do đó bạn hãy tìm cách động viên trẻ nỗ lực trong mọi việc nhưng không nhất thiết phải luôn hơn ai đó. Bắt con phải hơn mọi người sẽ tạo cho trẻ suy nghĩ ganh đua không lành mạnh, ích kỷ, độc đoán cho trẻ.
“Bố mẹ không yêu con nữa!”
Câu nói này khiến cho mối quan hệ giữ trẻ với bố mẹ sẽ là một vực sâu. Ngoài ra, khi nói câu đó, bạn sẽ không làm cho trẻ nghe lời. Nó sẽ không làm bất cứ điều gì mà bạn yêu cầu với cách dọa dẫm đó.
Mẹ có em bé, cháu bị ra rìa rồi!
Vì suy nghĩ “trẻ em biết gì” và muốn trêu đùa nên người lớn thường nói câu này với trẻ mà không biết rằng mình đang vô tình làm khơi dậy lòng ghen tị trong tâm hồn trẻ, ảnh hưởng xấu đến tình cảm anh chị em trong gia đình.
“Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ khâu mồm đấy”
Nếu bạn cứ tiếp tục dọa nạt bé như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, bạn đã xây dựng ở bé một nỗi sợ vô hình về cha mẹ.
Điều này chỉ khiến bé thêm nhút nhát, e dè, ngại hòa nhập với thế giới xung quanh mà thôi,
Vì vậy không mắng con quá lâu, không nhắc đi nhắc lại nhiều lần, việc mắng mỏ chỉ có tác dụng trong một hai lần. Khi diễn ra thường xuyên, cứ hở ra cha mẹ lại buông lời mắng mỏ điều này khiến con nghĩ cha mẹ ghét mình và tạo tâm lý chống đối, tìm cách trốn tránh và nói dối trước mặt cha mẹ để không bị ăn mắng.
Sử dụng cách nói tích cực với con: Đơn giản như thay vì nói “Cấm, không bao giờ, không được…”. Cha mẹ hãy cố gắng nói từ “Có” nhiều hơn.
Nguồn tin: thieunien.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn