Video clip
Lượt truy cập website
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay5,444
  • Tháng hiện tại77,554
  • Tổng lượt truy cập1,341,957
BÌNH CHỌN

Đánh giá của bạn về Website này?

Bí kíp dạy trẻ đọc vanh vách trước lớp 1

Thứ năm - 16/10/2014 04:32
Từ 1-4 tuổi là 'cửa sổ cơ hội' để cha mẹ dạy con tập đọc dễ và nhanh nhất.
"Không phải đến khi trẻ lên 4-5 tuổi cha mẹ mới bắt đầu dạy chúng tập đọc, đơn giản là vì đã quá trễ". Đó là phát biểu của tiến sĩ Robert C. Titzer - một chuyên gia về giáo dục trẻ em ở Mỹ. Theo ông, từ 1 đến 4 tuổi được xem là giai đoạn thiên tài trí nhớ của trẻ nhỏ bởi lúc này trẻ có thể tiếp thu rất tốt bằng mọi giác quan. Ông gọi đây là "cửa sổ cơ hội" và khuyên cha mẹ nên cho trẻ học đọc ngay từ thời điểm này.
Để một đứa trẻ có thể đọc 'vanh vách' trước khi vào lớp 1, cha mẹ có thể học lỏm và áp dụng một vài bí kíp sau:
Chơi trò gọi tên

Để trẻ nhanh biết đọc, cha mẹ nên chú trọng kích hoạt sớm ngôn ngữ thị giác gắn với ngôn ngữ thính giác. Có nghĩa là, song song với việc cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, bạn nên có một bảng chữ viết tên đồ vật và đọc cho bé nghe trong quá trình tiếp xúc. Như vậy, không chỉ xúc giác mà thính giác, thị giác của trẻ cũng được kích hoạt để nhận biết đồ vật ấy.

Bạn cũng nên gắn chữ với các đồ vật trong gia đình (lưu ý: chỉ gắn với một số đồ vật tĩnh mà trẻ hay tiếp xúc và quan tâm như: tivi, tủ lạnh…).

Chữ sẽ giúp trẻ tập trung vào một điểm, tạo ra ham muốn để trẻ nói thành tiếng sau này, bởi nó đã có sự kết nối từ trước. Đồng thời, nó cũng giúp trẻ tự định vị mặt chữ trong mắt cũng như tác động đến hướng chỉ của tay của trẻ khi nhắc tới đồ vật. Đây là một trong những nhân tố quyết định sự thông minh của trẻ nhỏ.

Từ 1-4 tuổi là 'cửa sổ cơ hội' để cha mẹ dạy con tập đọc dễ và nhanh nhất. (Ảnh minh họa).

Đọc cho trẻ nghe

Việc đọc to cho trẻ nghe thường xuyên giúp tăng vốn từ vựng và kỹ năng đọc hiểu tuyệt vời. Dù đôi khi trẻ có thể mất tập trung, nhưng một cách vô thức, trẻ vẫn đang tiếp nhận những kỹ năng đọc quan trọng. Qua hành động đơn giản này, trẻ học được rằng đọc sách là như thế nào (rằng chúng ta đọc từ trái sang phải, rằng sách có bìa trước và bìa sau…)

Khuyến khích trẻ bắt chước, kể lại…

Đọc cho bé nghe một câu chuyện, sau đó khuyến khích trẻ bắt chước, đọc lại như mẹ. Hãy luôn chủ động để trẻ tham gia vào câu chuyện bằng cách đặt câu hỏi. Ví dụ, đang đọc thì tạm ngừng và hỏi trẻ đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo trong câu chuyện… Hoặc, khi đọc xong rồi thì kích thích trẻ tự kể lại câu chuyện cho mẹ nghe theo ý hiểu và khả năng diễn đạt của mình.

Lưu ý: Khi trẻ chuẩn bị đọc truyện cho bạn nghe, để ý xem quyển sách đó có quá khó với trẻ hay không. Nếu nhận thấy cứ 10 từ thì trẻ lại mắc kẹt một từ thì hãy chọn một cuốn sách khác dễ hơn. Đừng từ chối nếu trẻ muốn đọc đi đọc lại câu chuyện vì hành động này giúp trẻ tự tin hơn và trẻ có thể khoe khoang về điều đó.

Tìm những vần điệu

Bạn có thấy rằng trẻ rất dễ thuộc những bài thơ và bài hát không? Nhờ vần điệu đấy. Vần điệu, vỗ tay, hát, nhún nhảy… tất cả những điều này giúp con có thêm những kỹ năng cần thiết cho việc đọc, bởi con nghe và hiểu mối liên hệ giữa âm thanh và từ ngữ. Ví dụ, con cần nghe ra được sự khác biệt giữa "lá" và "má" trước khi con hiểu được sự khác biệt giữa chữ "l" và "m".

Vậy, bạn nên dành chút thời gian cùng con đọc những cuốn sách có vần điệu và cả những bài thơ, bài hát, cùng vỗ tay để học theo cách "cổ điển" – và theo một cách rất vui nữa. Hãy cùng bé thử xem nhé!

 

Tác giả bài viết: (Theo eva.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây