Video clip
Lượt truy cập website
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay3,801
  • Tháng hiện tại72,725
  • Tổng lượt truy cập1,337,128
BÌNH CHỌN

Đánh giá của bạn về Website này?

Con đòi dùng tiền, làm thế nào để quản lý?

Thứ năm - 16/10/2014 03:54
Cha mẹ cần phải chuẩn bị cho con cái về kỹ năng quản lý tiền để đánh bật các khoản nợ không đáng có, giúp chúng trở thành những ông chủ chứ không phải nô lệ của đồng tiền.
Dạo này chị Mai thường xuyên thấy cu Bin vòi vĩnh xin bố mẹ mua đồ chơi này, mua đồ chơi nọ. Mới hôm kia khi không có tiền lẻ để đưa cho con ăn sáng, chị đưa tờ 100 nghìn, chiều về hỏi con tiền đâu thì nó trả lời gỏn gọn: "Con cho bạn Trung và mua truyện tranh rồi”.

Lắm lúc chị Mai bực mình vì cứ thấy mẹ nói không còn tiền là cu Bin lại lon ton chạy vào phòng ngủ lôi cái túi xách của mẹ ra rồi chỉ vào cái ví chị để tiền: “Con đã kiểm tra trong đó vẫn còn rất nhiều tiền mà!”. Phát hoảng vì mới tí tuổi, cu Bin đã có thói quen vòi vĩnh và đáng sợ hơn là nó đã bắt đầu hình thành thói quen phung phí tiền bạc, chị lấy tay tét vào mông con khiến thằng bé khóc ầm chạy lên mách bố: “Hôm nay con thấy mẹ cầm rất nhiều tiền, con bảo mẹ mua siêu nhân, mẹ còn đánh con…!”.

Nghe thấy thế, chị Mai bắt đầu thấy lo lắng vì không biết dùng cách nào để giúp con nhìn nhận cách chi tiêu và tiết kiệm, để sau này con có những quyết định khôn ngoan khi sử dụng tiền bạc.

Chiến lược 1: Cho trẻ biết rất khó khăn để có những khoản thu nhập trong gia đình.

Hãy cho trẻ biết rằng việc chi tiêu phụ thuộc vào tình hình thu nhập của cả gia đình và nhu cầu của mỗi người chỉ được đáp ứng ở một mức độ nhất định. Bạn hãy thể hiện tài quản lý tiền chi tiêu của mình, bởi trách nhiệm tài chính của cha mẹ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự trưởng thành của trẻ trong việc sử dụng tiền. Bạn sẽ không phải hy sinh quá mức để cung cấp cho nhiều đòi hỏi vô lý của trẻ nữa.

Chiến lược 2: Sớm cho trẻ học cách quản lý tiền

Thay vì cho con tiền ăn sáng vào mỗi ngày, bạn hãy cho tiền con theo tuần, để chúng học cách cân đối, quản lý tiền từ nhỏ, sau đó chúng sẽ có thể dễ dàng quản lý tiền theo tháng khi đã trưởng thành.

Hãy giúp trẻ phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu trước khi thiết lập mục tiêu chi tiêu cho chúng. Con bạn cần phải hiểu rằng, người lớn cũng như trẻ em không thể có tất cả mọi thứ mình muốn. Mọi người đều phải lựa chọn những gì thực sự cần thiết và trong khả năng sẵn có của mình.

Bạn hãy dạy chúng tiết kiệm thay vì chi tiêu và nêu ra những lợi ích của tiết kiệm để đạt được những mục tiêu lớn hơn. Bạn có thể xây dựng động lực cho trẻ bằng cách cho chúng tiền lãi trên số tiền mà chúng lưu ở xây nhà, từ đó trẻ có thể tự tính toán lãi suất để thấy được tốc độ tích lũy thông qua sức mạnh của lãi suất.

Cha mẹ nên tránh cho con tiền theo kiểu phần thưởng cho điểm tốt hoặc làm việc xây nhà thường xuyên, nó sẽ khiến trẻ không ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình và sẽ cho rằng tất cả mọi thứ đều “có giá”.

Khi con của bạn mua một vật không cần thiết bằng tiền của mình, bản thân chúng cũng sẽ thấy tiếc nuối mãi và chắc chắn sẽ suy nghĩ kỹ hơn khi quyết định mua một đồ vật khác vào lần sau. Vì vậy, thay vì phê phán hay chỉ trích: “Mẹ đã nói với con rồi mà…” , bạn hãy động viên để trẻ nhận ra những sai lầm của mình, đó chính là những bài học thiết thực nhất cho trẻ.

Chiến lược 3: Không áp đặt hay chỉ đạo

Bạn hãy xây dựng một thái độ tích cực đối với việc quản lý tiền bạc, hướng dẫn con cái nhưng không áp đặt, tránh chỉ đạo từng bước chi tiêu bởi nó chỉ khiến trẻ không thoải mái và thiếu tự tin trong việc quản lý nó.

Hầu hết các bậc cha mẹ không phải là xây nhà quản lý tiền lớn nhất, vì vậy bạn nên thực hiện đúng những gì đã hướng dẫn trẻ, đừng nói một đằng, làm một nẻo vì con trẻ rất nhạy bén trong việc nhận biết điều đó.

Chiến lược 4: Theo dõi quá trình sử dụng tiền của trẻ

Bạn hãy tìm cách tiếp cận và theo dõi quá trình sử dụng tiền của trẻ để kịp thời điều chỉnh và giúp trẻ quản lý tiền tốt hơn. Khi trẻ hiểu được rằng tiền không mọc trên những cái cây hay bạn không phải là cái túi không đáy thì chúng sẽ biết tìm cách để kiếm và quản lý tiền để đáp ứng nhu cầu của chúng.

Khi trẻ có thói quen quý trọng tiền bạc và chi tiêu có kế hoạch, nó sẽ tác động trực tiếp đến nhân cách của trẻ thông qua cách ứng xử của chúng với tiền bạc. Những trẻ em được giáo dục đầy đủ về quản lý và sử dụng tiền bạc sau này thường có khả năng làm kinh tế giỏi. Điều đó sẽ giúp trẻ biết tự mình kiếm tiền và tạo nên tính độc lập trong tư duy và hành động của trẻ.

Tác giả bài viết: (Theo betomau)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây